Kinh tế Đà Nẵng tiếp tục đà phát triển

Kinh tế Đà Nẵng tiếp tục đà phát triển

14/11/2023 | Tác giả: Quang Hải Lượt xem: 224


Mặc dù đang phải đương đầu với nhiều thách thức nhưng 6 tháng năm 2023, kinh tế của Đà Nẵng vẫn giữ được ổn định và tiếp tục đà phát triển.

Kinh tế Đà Nẵng tiếp tục đà phát triển

Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành tăng mạnh

Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 12 HĐND TP khóa X diễn ra sáng 17/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết: 6 tháng đầu năm 2023, TP tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng nền kinh tế - xã hội của địa phương vẫn giữ được ổn định và tiếp tục đà phát triển, đạt được một số kết quả nhất định.

Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng năm 2023 ước tăng 3,74% so với cùng kỳ năm 2022, vượt quy mô của 6 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước đại dịch Covid-19) hơn 13.000 tỷ đồng theo giá hiện hành và hơn 4.000 tỷ đồng theo giá so sánh 2010, tăng 13,5% so với 6 tháng năm 2019.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh. 

Trong đó, lĩnh vực dịch vụ, du lịch tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP với nhiều hoạt động, sự kiện, lễ hội đặc sắc, sản phẩm du lịch liên tục được tổ chức, đặc biệt Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023, Chương trình “Tận hưởng Đà Nẵng 2023”, góp phần thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với TP.

“Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tăng 32,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 3,5 triệu lượt, đạt 83% kế hoạch năm 2023 và gấp 2,1 lần so với cùng kỳ 2022, tăng 4,4% so với 6 tháng 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú, lữ hành ước đạt 6.231 tỷ đồng, tăng 99% so với cùng kỳ 2022 và tăng 12,2% so với 6 tháng 2019” – ông Hồ Kỳ Minh thông tin.

Cùng với đó, giá trị tăng thêm ngành vận tải, kho bãi (chiếm 11% trong cơ cấu GRDP) ước tăng 12,3%. Doanh thu vận tải, kho bãi, bưu chính chuyển phát ước đạt 16.613 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2022 và tăng 72,2% so với 6 tháng 2019. Doanh thu hoạt động thông tin và truyền thông 6 tháng ước đạt 7.737 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ 2022 và tăng 19,7% so với 6 tháng 2019.

Giá trị tăng thêm ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (chiếm 5,8% trong cơ cấu GRDP) ước tăng 7% so với cùng kỳ 2022 và tăng 32,6% so với 6 tháng 2019.

Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực TP Hồ Kỳ Minh, tính đến ngày 30/6/2023, Đà Nẵng đã cấp mới và điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 38.881,636 tỷ đồng; thu hút 27,341 triệu USD vốn đầu tư FDI. Trong đó cấp mới 67 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 20 dự án; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 2.228 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký 9.446,12 tỷ đồng.

Tính đến ngày 14/7/2023, tổng thu ngân sách Nhà nước của Đà Nẵng là 10.664,9 tỷ đồng, đạt 45,52% dự toán; trong đó thu nội địa 8.844,559 tỷ đồng, đạt 47,99% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương (không bao gồm chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách) ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 là 8.713,8 tỷ đồng, đạt 46,1% dự toán.

Về lĩnh vực quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, ông Minh cho biết TP đã có báo cáo về tiếp thu, giải trình các ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia, nhà khoa học đối với Quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình HĐND TP thông qua, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay đã hoàn chỉnh hồ sơ, UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2023.

Vẫn đối mặt nhiều thách thực

Bên cạnh kết quả, Phó Chủ tịch Thường trực TP Hồ Kỳ Minh cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế và thách thức mà nền kinh tế địa phương vẫn đang phải đối mặt. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng trưởng thấp, chỉ tăng 1,5% so với 6 tháng 2022. Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp 6 tháng ước giảm 1,9% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng (chiếm 4,8% trong cơ cấu GRDP) ước giảm 13%, làm giảm 0,72 điểm % trong tổng tăng trưởng GRDP. Tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng 2023 ước đạt 13.783 tỷ đồng, giảm 23,8% so với cùng kỳ 2022.

Nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự tăng trưởng/sụt giảm của ngành công nghiệp - xây dựng ngoài ảnh hưởng từ tình hình khó khăn, nhiều biến động của nền kinh tế thế giới thì còn phải kể đến thị trường trong nước sức mua không lớn, phục hồi chậm, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp đi vào thực thi nhưng cần có thời gian để phát huy hiệu quả; còn chậm các thành phần hồ sơ liên quan để đảm bảo thủ tục cấp phép xây dựng như hồ sơ thẩm duyệt PCCC, hồ sơ về môi trường do quy định mới; công tác lựa chọn chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội còn chậm…

Dù đối mặt nhiều thách thức nhưng kinh tế Đà Nẵng vẫn giữ ổn định và tiếp tục đà phát triển. Ảnh: Quang Hải

Lĩnh vực dịch vụ, hoạt động bán buôn hàng hóa tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa không thuận lợi và chưa được cải thiện, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới, nhất là các thị trường lớn giảm mạnh, chưa có dấu hiệu phục hồi.   

Nguồn vốn thu hút đầu tư nước ngoài thấp hơn năm 2022 do các tập đoàn lớn đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trước tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Bên cạnh đó, chiến sự Nga - Ukraine kéo dài, kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát tăng cao… càng khiến dòng đầu tư thêm chững lại.

“Bên cạnh đó, nguồn quỹ đất của TP khá hạn chế, chủ yếu thu hút vào khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, tuy nhiên chưa có nhiều giải pháp tích cực để thu hút nhà đầu tư vào khu vực này. Quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp còn hạn chế. Quỹ đất sạch nằm ngoài các khu công nghiệp hầu hết là diện tích nhỏ nên khó kêu gọi thu hút các nhà đầu tư FDI lớn. Một số dự án đã có quỹ đất, có nhà đầu tư quan tâm nhưng quá trình thực hiện các thủ tục hồ sơ để tổ chức đấu giá dự án theo quy định pháp luật khá dài” – ông Minh cho hay.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, ông Minh cho biết, Đà Nẵng tập trung hỗ trợ, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, có tốc độ tăng trưởng tốt nhằm bù đắp cho các ngành, lĩnh vực đang có xu hướng giảm sâu bởi tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Đồng thời tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có tiềm năng, đóng góp lớn để có giải pháp, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục kinh tế TP.

Đặc biệt, Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, đô thị, bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật... Hoàn chỉnh hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung Quy hoạch TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong tháng 7/2023…

Theo Báo điện tử Kinh tế & Đô thị

https://kinhtedothi.vn/kinh-te-da-nang-tiep-tuc-da-phat-trien.html


Chia sẻ trên

14/11/2023 | Tác giả: GIA BẢO

Kiến tạo môi trường kinh doanh để Cần Thơ hấp dẫn nhà đầu tư

Trong 20 năm qua, TP Cần Thơ đã từng bước hiện thực hóa tầm nhìn vai trò trung tâm động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Thành phố đã tập trung triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nguồn lực đầu tư. Quy mô nền kinh tế thành phố tính đến năm 2023 tăng gấp 10,2 lần so với năm 2004; đóng góp khoảng 9,5% GRDP của vùng ÐBSCL và khoảng 1,2% GDP cả nước.

14/11/2023 | Tác giả: MỸ THANH

Chuyển đổi số hướng đến xây dựng nông thôn mới thông minh

Tháng 6-2023, UBND TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND về việc thực hiện chương trình chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh đến năm 2025 trên địa bàn thành phố. Kế hoạch được đánh giá bám sát xu thế hiện nay và là “kim chỉ nam” cho các xã trong hành trình xây dựng NTM ngày một hiện đại, thông minh, mang đến nhiều tiện ích cho cư dân nông thôn.

14/11/2023 | Tác giả: MAI QUẾ

Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh

UBND thành phố vừa ban hành báo cáo kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện (DDCI) Đà Nẵng năm 2022, qua đó nhìn nhận và tìm các giải pháp tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...