Lớp trung gian thu lợi đến 200% giá gốc nông sản

Lớp trung gian thu lợi đến 200% giá gốc nông sản

02/11/2023 | Tác giả: Viết Tuân Lượt xem: 283


Đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho rằng phần lớn lợi nhuận nông sản rơi vào túi lớp trung gian không trực tiếp sản xuất, "với lợi nhuận 50-70%, thậm chí đến 200%".

Lớp trung gian thu lợi đến 200% giá gốc nông sản

Tại nghị trường Quốc hội chiều 1/11, bà Trần Thị Thanh Lam, thường trực Ủy ban Xã hội, cho rằng, khó khăn của nông dân trong sản xuất nông nghiệp "không phải vấn đề mới nhưng chưa bao giờ là vấn đề cũ, nhất là trong giai đoạn hiện nay".

Khi tiếp xúc cử tri, bà nhận được nhiều phản ánh về đời sống nông dân rất khó khăn, chi phí đầu vào sản xuất "cao ngất ngưởng" trong khi giá sản phẩm luôn ở mức khiêm tốn. Bà nêu câu chuyện chứng minh phần lớn lợi nhuận nông sản rơi vào túi các tầng nấc trung gian thay vì nông dân.

"Một trái dừa xiêm tại Bến Tre có giá 4.000 đồng, nhưng ra thị trường lên đến 15.000-30.000 đồng. Nhiều nông sản khác từ con gà, con lợn, con tôm của người nông dân cũng tương tự như vậy", bà nói.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Nhưng theo bà, hai tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống người dân nông thôn là lao động và việc làm để cải thiện thu nhập "thì xã nào cũng gặp khó". Có xã đạt nông thôn mới cũng phải ì ạch mới vượt qua được tiêu chí này.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam phát biểu tại Quốc hội chiều 1/11. Ảnh: Media Quốc hội

"Đó có phải là mất công bằng và bất hợp lý trong cơ chế thị trường với nông dân? Nguyên nhân có phải do Nhà nước chưa có chính sách phù hợp hay có chính sách mà chưa phát huy trong thực tiễn", đại biểu đoàn Bến Tre bày tỏ và cho rằng nông nghiệp không những chưa được đầu tư đúng mức mà còn mang thêm gánh nặng từ công nghiệp hóa, đô thị hóa kém hiệu quả. Nông nghiệp được xác định là trụ đỡ của quá trình công nghiệp hóa nhưng nông dân, theo bà, lại đang thua thiệt.

Bà Lam dẫn chứng, ở các nước phát triển thì lợi nhuận từ công nghiệp và dịch vụ được ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp. Nông dân làm lúa, nuôi gà lợn nhưng chỉ phải bỏ ra một phần nhỏ trong giá sản phẩm, còn lại do nhà nước đầu tư.

Nhà nước cần có nhiều hình thức đầu tư cho nông nghiệp như cho vay vốn lãi suất thấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dự báo thị trường. Ủng hộ chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn để rút ngắn khoảng cách với thành thị, cải thiện đời sống nông dân, bà Lam mong Quốc hội có quyết sách hợp lý tạo điều kiện để người dân gắn bó với nông nghiệp - trụ cột vững chắc của nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh.

Bà Chamaléa Thị Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Thuận cũng nêu thực tế cho thấy, những lúc kinh tế khó khăn nhất thì nông nghiệp là phương án hỗ trợ. Người dân có thể giảm mua sắm, giảm du lịch, thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn cần ăn, dùng sản phẩm nông nghiệp.

"Nhưng tại sao đất nước có đa số người dân xuất thân từ nông thôn, có kinh nghiệm nhất định về nông nghiệp, tài nguyên đất đai, khí hậu phù hợp mà chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh lớn, ít mang lại giá trị cao. Tại sao cuộc sống người sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn?", bà Thủy nêu câu hỏi.

Trong khi đó, áp lực giá tiêu dùng, chi phí học của con cái "đè nặng cuộc sống người dân nông thôn và người làm nghề sản xuất nông nghiệp".

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 1/11. Ảnh: Media Quốc hội

Phó ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đánh giá đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế. Nông dân gặp nhiều rủi ro khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc với giá thấp, nên liên tục phải giải cứu.

Ông đề nghị Chính phủ đánh giá thực chất nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên để khắc phục bằng được điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa", từ đó, chấm dứt các đợt giải cứu nông sản.

Lấy ví dụ về sầu riêng, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020 có 65.000-75.000 ha, nhưng hiện đã lên đến 131.000 ha. Diện tích trồng sầu riêng mỗi năm tăng 24,5% là mức tăng cao nhất trong các loại cây chủ lực. Tây Nguyên dẫn đầu cả nước với 75.000 ha, tiếp sau là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung.

"Các chuyên gia lo ngại tình trạng người dân ở một số tỉnh phía Nam đổ xô trồng cây sầu riêng có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cung vượt quá cầu. Đừng để sầu riêng trở thành sầu chung, sự thật quả rất đau lòng", ông Tuấn Anh cảnh báo.

Theo báo VnExpress

https://vnexpress.net/lop-trung-gian-thu-loi-den-200-gia-goc-nong-san-4671759.html?


Chia sẻ trên

02/11/2023 | Tác giả: Đàm Đệ

Công an cảnh báo lừa đảo từ trào lưu tạo ảnh hoạt hình AI trên mạng xã hội

Việc tải, sử dụng các ứng dụng tạo ảnh hoạt hình, tức ảnh AI, theo trào lưu trên mạng xã hội sẽ lộ, lọt thông tin, hình ảnh cá nhân, dễ dàng mất an toàn thông tin và tiếp tay cho lừa đảo.

02/11/2023 | Tác giả: Quốc Huy

Nhiều người dân ở Nghệ An bị lừa đảo qua mạng hàng tỷ đồng

Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) bị các đối tượng giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

01/11/2023 | Tác giả: NGUYỆT ÁNH

Vì sao giá hàng hóa ở siêu thị thường có đuôi 99?

Khi mua sắm ở siêu thị, trung tâm thương mại, chúng ta thấy giá sản phẩm thường kết thúc bằng con số 9 hoặc 99, vì sao lại như vậy?

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...