Nỗ lực bảo tồn, phát triển làng nghề bánh tráng Long Bình

Nỗ lực bảo tồn, phát triển làng nghề bánh tráng Long Bình

16/07/2024 | Tác giả: Ngọc Hân Lượt xem: 41


Để bảo tồn và phát triển làng nghề bánh tráng Long Bình (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân) trước nguy cơ mai một, mới đây, Sở NN&PTNT phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động tại làng nghề gắn với định hướng phát triển du lịch cộng đồng nông thôn.

Nỗ lực bảo tồn, phát triển làng nghề bánh tráng Long Bình
Khách du lịch trải nghiệm các công đoạn làm bánh tráng tại làng nghề bánh tráng Long Bình (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân). Ảnh: NGỌC HÂN

Nỗi lo mai một nghề truyền thống

Theo nhiều hộ dân lâu năm trong nghề tại khu phố Long Bình, làng nghề bánh tráng được hình thành từ năm 1968, khi có các hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dần dần bánh tráng ở đây được ưa chuộng, người sản xuất mở rộng buôn bán ra các chợ trong và ngoài huyện.

Bà Hồ Hồng Vy, Bí thư Chi bộ khu phố Long Bình cho biết: Trước kia hầu hết các hộ trong làng đều gắn bó với ng việc này và nghề bánh tráng được lưu giữ từ đời này đến đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Nhờ nghề này, nhiều người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống. Thế nhưng vài năm gần đây, do sự cạnh tranh gay gắt về thị trường với những lò bánh ng nghiệp nên những lò bánh tráng thủ ng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đang dần mai một. Hiện cả làng nghề chỉ còn 22/379 hộ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, một hộ làm bánh lâu năm ở làng nghề bánh tráng Long Bình cho biết: Ngày xưa, trong xóm nhà nào cũng có 1-2 lò để tráng bánh. Nhất là thời điểm gần tết, khách đặt hàng nhiều nên các hộ làm bánh nổi lửa từ nửa đêm tới xế chiều ngày hôm sau. Mỗi ngày mỗi nhà tráng hơn 2.000 bánh mới đủ giao cho khách hàng. Còn bây giờ, các lò bánh hoạt động cầm chừng, vì giá nguyên liệu cao, ng việc vất vả, đầu ra sản phẩm bấp bênh…

Theo bà Đặng Thị Bảo làm nghề bánh tráng hơn 50 năm, bà vẫn cố bám nghề của cha mẹ để lại như muốn níu giữ nét truyền thống của quê nhà, một phần trang trải cuộc sống và hy vọng sắp tới nghề làm bánh tráng truyền thống sẽ được khôi phục. “Nguyên nhân khiến làng nghề rơi vào tình trạng mai một là do nghề làm bánh hiện nay không mang lại hiệu quả kinh tế như trước. Người kế cận không còn mặn mà theo nghề vì ng việc ngày đêm cặm cụi bên lò, chịu nắng ngoài trời để phơi bánh mà thu nhập lại không đủ ngày ng lao động”, bà Bảo bày tỏ.

Nỗ lực bảo tồn, gắn kết làng nghề với du lịch

Để bảo tồn làng nghề bánh tráng Long Bình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, Sở NN&PTNT vừa phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát thực tế tình hình hoạt động làm bánh thủ ng tại các hộ dân; gặp gỡ, trao đổi, khuyến khích họ tiếp tục bảo tồn và phát huy truyền thống làng nghề gắn với nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Yên để đưa sản phẩm làng nghề phục vụ khách du lịch trong thời gian tới.

Bà Đặng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay: Qua khảo sát thực tế, cùng trải nghiệm các ng đoạn làm bánh tráng, chúng tôi nhận thấy việc phát triển làng nghề bánh tráng Long Bình hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất mang tính nhỏ lẻ chỉ ở quy mô hộ gia đình, chưa có sự liên kết trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. ng tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa được đẩy mạnh... Từ đó dẫn đến việc người làm nghề chỉ làm vì đam mê, làm vì muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông mà không tính đến chuyện mở rộng quy mô hay cải tiến mặt hàng để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, việc giảm sút về quy mô hoạt động của làng nghề là do thu nhập không cao, không còn là sự lựa chọn của phần lớn người dân nông thôn trong độ tuổi lao động.

Theo bà Thủy, việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề sẽ giải quyết được bài toán phát triển kinh tế lẫn bảo tồn văn hóa. Sau khi khảo sát thực tế, sở sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng địa phương và UBND huyện Đồng Xuân về việc hỗ trợ, tạo điều kiện gắn kết làng nghề, định hướng hỗ trợ để bánh tráng Long Bình trở thành sản phẩm đặc trưng và làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng theo định hướng chung của tỉnh.

Về phía chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND thị trấn La Hai cho hay, hiện địa phương đang nỗ lực củng cố và có những giải pháp để thúc đẩy làng nghề phát triển trở lại. “Địa phương sẽ phối hợp với các ng ty, HTX làm du lịch để thành lập các tổ hợp tác sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm bánh tráng khác nhau như: bánh tráng cuốn, bánh tráng mè nướng, bánh tráng gạo lứt; kết hợp làm thêm bánh tráng sợi phở, bánh tráng ngọt, bánh tráng sắn, xoài. Ngoài ra, UBND thị trấn sẽ bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng khu trưng bày sản phẩm, mời một số hộ mở lò bánh tráng tại khu trưng bày để khách đến tham quan, trải nghiệm các ng đoạn làm bánh tráng và thưởng thức món ăn truyền thống…”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Đàm Đại Hữu, Giám đốc ng ty TNHH Du hành Đại Hữu (Hà Nội) cho biết: Hiện đơn vị đang phối hợp Sở NN&PTNT, UBND thị trấn La Hai hoàn thiện các thủ tục pháp lý, kiểm định chất lượng, thiết kế nhận dạng thương hiệu; đồng thời phối hợp với Tổng ng ty Đường sắt Việt Nam để ga La Hai trở thành ga đón khách du lịch. Hy vọng sắp tới, làng nghề bánh tráng Long Bình sẽ là điểm du lịch trải nghiệm thú vị trên hành trình du khách đến với Phú Yên. 

Thời gian đến, UBND thị trấn La Hai sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình tiếp tục duy trì, gắn bó với nghề truyền thống; hỗ trợ vốn cho các hộ dân làm sân phơi cách xa lộ giới để đảm bảo vệ sinh; trang bị thêm máy móc để tăng ng suất, giảm bớt sức lao động; phổ biến và hướng dẫn quy trình xây dựng thương hiệu, làm bao bì nhãn mác để trở thành sản phẩm OCOP…

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch UBND thị trấn La Hai

Theo Báo Phú Yên

https://www.baophuyen.vn/82/318232/no-luc-bao-ton-phat-trien-lang-nghe-banh-trang-long-binh.html


Chia sẻ trên

16/07/2024 | Tác giả: Như Thanh

Chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án với tổng vốn trên 2.342 tỉ đồng

Theo Sở KH&ĐT, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 2.342 tỉ đồng; điều chỉnh chủ trương đầu tư 11 dự án.

16/07/2024 | Tác giả: Mạnh Hoài Nam

Nhịp sống ở bến Gành Đỏ

Đi trên quốc lộ 1 theo hướng Nam - Bắc, lên đỉnh đèo Gành Đỏ, vòng bên phải theo con đường bê tông xuống biển, ngang qua chỗ thúng to, thúng nhỏ chen lấn, ghe thuyền nhấp nhô, ta sẽ thấy bến Gành Đỏ, phường Xuân Đài (TX Sông Cầu).

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...