Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái

Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái

17/07/2024 | Tác giả: Hà Tĩnh Lượt xem: 120


Sáng 7/7, tại tỉnh Lai Châu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái.

Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái

Dự diễn đàn về phía trung ương có các đồng chí: Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT); Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền (Bộ Y tế); Hà Quang Anh - Giám đốc Trung tâm, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Lại Thanh Hải - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ NN&PTNT); các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT…

Về phía tỉnh Lai Châu có các đồng chí: Nguyễn Trọng Lịch - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; Trần Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh…

Quang cảnh diễn đàn.

Dự diễn đàn còn có đại diện lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên và Sơn La; hơn 150 đại biểu đến từ các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tiêu biểu trong phát triển dược liệu tại các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Việt Nam có hơn 5.117 loài và thứ dưới loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trong đó, hầu hết loài cây dược liệu quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao đều phân bố trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên, như: sâm Lai Châu, sâm vũ diệp, tam thất hoang, bách hợp, thông đỏ, vàng đắng... Hầu hết các loài thảo dược quý, có giá trị đều sống dưới tán rừng, nhất là dưới tán rừng nguyên sinh, ở các đai độ cao khác nhau và các độ tàn che khác nhau. Cho đến nay, cả nước có khoảng 14,79 triệu ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,1 triệu ha, chiếm gần 70% diện tích rừng của cả nước. Nhiều địa phương đã và đang phát triển dược liệu trong môi trường rừng.

Chỉ riêng năm 2020, nguồn thu của 4 loại dịch vụ trong các hệ sinh thái rừng của nước ta gồm: dịch vụ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ; dịch vụ môi trường rừng; dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon; dịch vụ du lịch sinh thái đã mang lại giá trị khoảng 39.039 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thu được từ dịch vụ du lịch sinh thái đạt 2.022 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Trọng Lịch - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu phát biểu tại diễn đàn.

Riêng tại tỉnh Lai Châu với tổng diện tích rừng hiện có là 472.676,04ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 450.392,33ha, tỷ lệ che phủ rừng 51,87% là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng. Diện tích rừng giàu và rừng trung bình chiếm khoảng 13%, diện tích rừng có độ cao tuyệt đối từ 900 - 1.400m khoảng 29%, diện tích rừng có độ cao tuyệt đối từ 1.400m đến trên 3.100m khoảng 32%, phù hợp cho phát triển nhiều loài cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng có giá trị kinh tế cao. Năm 2022, tỉnh Lai Châu có trên 11.000ha các loại cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu như: sâm Lai Châu, bảy lá một hoa, lan Kim Tuyến, thảo quả, sa nhân, tam thất, đương quy, hà thủ ô...

Đại biểu tìm hiểu các sản phẩm từ sâm Lai Châu.

Phát huy tiềm năng thế mạnh, hiện Lai Châu tập trung phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng. Giai đoạn 2011 - 2020 đã thu hút được hơn 2 triệu lượt khách du lịch đến với tỉnh, năm 2022 du lịch Lai Châu đón khoảng 762.000 lượt khách du lịch (trong đó: khách nội địa 758.800 lượt; khách quốc tế 3.200 lượt); tổng doanh thu từ du lịch giai đoạn 2011 - 2020 đạt 3.188 tỷ đồng, doanh thu năm 2022 đạt trên 550 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình du lịch Lai Châu giai đoạn 2010 - 2020 đạt 14,9%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế đạt 12,59%/năm, khách du lịch nội địa đạt 17,32%/năm.

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Lai Châu được trưng bày, giới thiệu tại diễn đàn.

Qua diễn đàn, tỉnh Lai Châu mong muốn các chuyên gia, đại biểu chia sẻ kinh nghiệm giúp tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là sâm Lai Châu. Cụ thể với các vấn đề như: các định mức kinh tế - kỹ thuật trồng sâm Lai Châu phù hợp với tuổi cây giống (1 năm, 2 năm, 3 năm tuổi) và phương thức canh tác (trồng trên đất trống, nhà màng, nhà lưới; trồng dưới tán rừng; trồng tại các đám trống xen kẹp trong rừng) và quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với từng loại định mức; kinh nghiệm trong cấp mã số cơ sở trồng sâm Lai Châu, phát triển nguồn giống cây dược liệu nói chung và sâm Lai Châu nói riêng; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng dược liệu không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng, khả năng phòng hộ của rừng.

Ban cố vấn trả lời câu hỏi của các đại biểu.

Ngoài ra, tại diễn đàn các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề: cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu dưới tán rừng; tiềm năng của các loại sâm dưới tán rừng trong phát triển sinh kế cộng đồng dân cư gắn với du lịch sinh thái; thực trạng và giải pháp phát triển dược liệu khu vực Tây Bắc; thực trạng định hướng và giải pháp phát triển kinh tế dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; tiềm năng phát triển sản xuất dược liệu gắn với du lịch sinh thái tại tỉnh Lào Cai; mô hình phát triển chuỗi giá trị dược liệu... Từ đó, tiếp nhận những thông tin hữu ích, đồng thời tìm ra những nút thắt, giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, tăng thu nhập cho người dân từ phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Cũng tại diễn đàn, Ban cố vấn đã trả lời các câu hỏi của đại biểu xoay quanh các vấn đề: thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp được thuê tán rừng đặc dụng hoặc phòng hộ để phát triển dược liệu và khai thác du lịch; quy định về trồng dược liệu dưới tán rừng, tán rừng phòng hộ; cơ chế chính sách về phát triển dược liệu gắn với du lịch; vai trò của doanh nghiệp trong phát triển dược liệu gắn với du lịch…

Đồng chí Lê Quốc Thanh -  Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ NN&PTNN phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu bế mạc diễn đàn, đồng chí Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: Diễn đàn “Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái” có ý nghĩa quan trọng giúp cho Bộ NN&PTNT, các cơ quan tham mưu cho Bộ từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đẩy mạnh phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái và đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp, định hướng hoạt động khoa học ng nghệ cần tập trung nghiên cứu trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của thực tiễn sản xuất; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tiếp thu và tổng hợp các ý kiến tham gia tại diễn đàn về báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT để có chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái hiệu quả, phù hợp trong thời gian tới…

Đại biểu tham quan mô hình trồng sâm Lai Châu tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển sâm núi Lai Châu, xã Giang Ma, huyện Tam Đường.

Trước đó, các đại biểu đã tham quan mô hình trồng sâm Lai Châu tại Hợp tác xã bảo tồn và phát triển sâm núi Lai Châu, xã Giang Ma và bản du lịch cộng đồng Lao Chải, xã Khun Há (huyện Tam Đường).

Theo Báo Lai Châu
https://www.baolaichau.vn/kinh-t%E1%BA%BF/gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-d%C6%B0%E1%BB%A3c-li%E1%BB%87u-theo-chu%E1%BB%97i-gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-g%E1%BA%AFn-v%E1%BB%9Bi-du-l%E1%BB%8Bch-sinh-th%C3%A1i
 

Chia sẻ trên

17/07/2024 | Tác giả: Nam Long

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Văn Thánh miếu tỉnh Vĩnh Long và nghệ thuật hát bội Vĩnh Long vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

17/07/2024 | Tác giả: B.T

Lai Châu: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưu lũ hoặc dòng chảy

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Lai Châu cập nhật lúc 23 giờ 15 phút ngày 10/7, dự báo trong 6 giờ tới khu vực các huyện tiếp tục có mưa. Lượng mưa tích lũy tại các huyện phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 40mm.

17/07/2024 | Tác giả: BÙI VĂN NGHIÊM

Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị các di sản văn hóa, góp phần phát triển liên kết du lịch tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với hệ thống di sản văn hóa phong phú, đặc sắc, gắn với những con người yêu nước, nghĩa tình, cần cù, hiếu học. Đây là nguồn tài nguyên giàu giá trị mà tỉnh Vĩnh Long xác định cần được bảo tồn, phát huy và gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch, qua đó vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần xây dựng văn hóa, con người Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...