Hậu kỳ đá đỏ Tây Ninh (tiếp theo và hết)

Hậu kỳ đá đỏ Tây Ninh (tiếp theo và hết)

27/06/2024 | Tác giả: Trần Vũ Lượt xem: 123


Bản đồ phân bố đá đỏ in trong Địa chí Tây Ninh cho thấy đá đỏ có ở khắp nơi trong tỉnh.

Hậu kỳ đá đỏ Tây Ninh (tiếp theo và hết)

Thật ra câu chuyện tường rào và cổng nhà cổ số 39 đường Phan Châu Trinh cũng chỉ là một ví dụ về đá đỏ mà thôi! Trên thực tế ở Tây Ninh, đá đỏ gắn bó với đời sống người dân đã rất lâu rồi, có thể hàng trăm năm trước. Bằng chứng là, ở bất cứ làng xã hay đô thị nào ta đều có thể gặp những ngôi mộ xây bằng đá đỏ. Đặc biệt là những ngôi mộ cổ có từ một hoặc vài trăm năm trước. Bản đồ phân bố đá đỏ in trong Địa chí Tây Ninh cho thấy đá đỏ có ở khắp nơi trong tỉnh. Do vậy mà các ngôi mộ cổ, dù ở Trảng Bàng hay Bến Cầu, Tân Biên hay Dương Minh Châu… cũng đều được xây bằng đá ong (đá đỏ).

Điển hình, có lẽ cần nhắc tới ngôi mộ cổ ở xã Long Giang, huyện Bến Cầu. Mộ nằm ngay sát bên hông phía sau của thánh thất Long Giang. Ngôi mộ này có thể được coi là rất cổ, bởi có những khối xây đến nay không rõ bằng loại vật liệu gì. Do mộ còn có tên Mả Vôi nên có thể đoán định là vôi, mật mía hoặc ô dước. Dù vậy, ở các phần góc vẫn tồn tại các trụ đá ong rất lớn, trụ vuông mỗi cạnh tới 50 cm, đẽo tạc cầu kỳ với các phần lõm vào, hoặc loe ra tạo hình đầu cột. Trên đỉnh cột được tạo hình búp sen mà đến nay, trải qua hàng trăm năm mưa nắng vẫn vẹn nguyên. Chỉ có màu đá ong đã chuyển sang màu sạm đen, dù không hề có rêu bám. Các mảng đá ong còn lại vẫn hoe vàng.

Một ngôi mộ khác, dễ xác định năm xây hơn là mộ của bà Đinh Liễu Sốt- “Thứ thiếp tam thể” của quan Chưởng binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Gia Bình (nay là phường thuộc thị xã Trảng Bàng). Theo nghiên cứu của Dương ng Đức trong sách Gia Bình xưa (2010), thì bà là vợ thứ ba của Lễ Thành hầu. Ông chính là người được chúa Nguyễn Phúc Chu sai vào “kinh lý miền Nam, lấy đất giản Phố trại lập ra phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn… vào mùa xuân năm Mậu Dần (1698) (Nguyễn Đình Tư- Tây Ninh xưa và nay, tạp chí xưa nay, 2001).

Năm 1700, Lễ Thành hầu mất. Không rõ vì lý do nào mà sau đó bà Đinh Liễu Sốt lại đưa con trai đến sinh sống tại vùng đất nay là phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng, mà theo ông Đức, là vào khoảng từ năm 1700 đến 1720. Chưa rõ năm bà mất, nhưng ở cạnh ngôi mộ của bà còn một ngôi “mộ gió” để tưởng niệm quan Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Bên một con đường qua ấp Bình Nguyên, đến nay vẫn còn 2 ngôi mộ trong một khu nghĩa địa mà các mộ chủ yếu được xây bằng đá đỏ. Mộ nhỏ, chỉ khoảng 2x3m, quây quanh bằng đá ong, lâu ngày đã lún xuống gần ngang mặt đất. Chỉ còn 4 góc 4 trụ đá đỏ tạo hình búp sen vẫn trồi lên, giữ nguyên màu vàng nâu dù có thể đã qua khoảng 200 năm mưa nắng. Tới năm 2000, các cháu đời thứ 6 của các vị (cháu cố sơ) mới tạo lập tấm bia đá xanh, khắc chữ quốc ngữ tên tuổi các vị để đời sau biết mà thôi.

Không chỉ có các ngôi mộ xưa đã kể. Mà các khu mộ có khoảng từ 100 năm trước vẫn được xây chủ yếu bằng đá Laterit. Như khu mộ của dòng họ Phạm xã Suối Đá (xưa là Phước Hội) và mộ của vị thành hoàng Đào Văn Chữ (đình Phước Hội). Chúng ta đã biết đình Phước Hội thờ 2 vị thành hoàng. Người thứ 2 chính là tướng quân Phạm Văn Điển- người được triều Nguyễn cử vào làm Kinh lược sứ trong cuộc chiến với giặc Xiêm La và Chân Lạp từ năm 1840 đến 1842. Dòng họ Phạm có khu mộ trên, có thể chính là hậu duệ của Phạm tướng quân. Điều đặc biệt là tất cả các ngôi mộ ở đây đều được xây bằng đá đỏ. Từ mộ của vị thành hoàng đến mộ Cai tổng Phạm Ngọc Ẩn (1847-1924), cho đến vợ con của ông là bà Bùi Thị Ấm và Hương cả Phạm Tấn Sĩ. Có ngôi dù được tô trát vữa xi măng, nhưng đến nay xi măng đã bong tróc trơ ra phần đá đỏ. Như ngôi mộ cụ Cai tổng, đến nay đã gần 100 năm (1925- 2024).

Hồ đá (mây núi)

Thật kỳ lạ thay, đá đỏ! Loại vật liệu bình dị và gần gũi của người dân Tây Ninh xưa, bất kể giàu, nghèo, vị trí, đẳng cấp. Đá đỏ như đem lại sự an ủi về quyền bình đẳng cho con người, dù đã nằm dưới mộ. Lạ kỳ nữa, là các khu mỏ đá đỏ, dù đã ngừng khai thác nhưng vẫn muốn vươn mình lên góp mặt với đời sống của con người. Đấy là trường hợp của gò Bàu Đá, ở ấp 1, xã Bến Củi. Nhờ tỉnh đầu tư xây dựng trục đường mới Đất Sét - Bến Củi, trong đó đoạn từ ngã tư với đường 789 đi ra cây cầu mới sang tỉnh Bình Dương là hoàn toàn mới, mà gò được nhô ra sát con đường hiện đại. Xưa, gò ở lút sâu trong vùng rậm rạp cỏ hoang. Nay ra gần đường, những vách ta-luy được gọt đẽo lại lộ nguyên vẹn những tầng đá đỏ. Bên trên là một cụm rừng cây sót lại của rừng xưa, vẫn toả bóng mát xanh che chở miếu ngôi ông Tà. Tuy vậy, trường hợp kỳ thú nhất lại ở ngay thành phố Tây Ninh, cách trung tâm khoảng 10 km. Đấy là khu mỏ đá đỏ cũ ở chân núi Heo của núi Bà Đen. Trong vài thập niên cuối của thế kỷ trước, nơi này rộn ràng một ng trường khai thác. Đá đỏ khi nằm trong vỉa tầng còn khá mềm, dễ đục đẽo để đưa lên từng khối đá, hoặc từng viên gạch đá ong.

Đến nay, kỷ vật của thời đó vẫn còn một bộ bàn ghế xếp từ những phiến đá ong, đặt dưới một gốc me có tán rộng, làm nơi thợ đá nghỉ ngơi uống nước. Nhưng kỳ thú nhất chính lại là các hố hầm còn lại sau khi đá mềm đã khai thác hết, những mạch gân đá còn lại nay đã trở thành muôn dáng hình kỳ dị lung linh soi bóng nước. Nơi thì đá xếp chồng như dáng hình kim tự tháp. Chỗ lại hàm ếch lõm vào mô tả cửa hang động như ở Phong Nha - Kẻ Bàng hay Bích Động - Tràng An. Có mạch gân đá lại được nước xói mòn, soi thành cây cầu kiều diễm lệ, xinh xinh. Nước đọng trong xanh, với vô số các loài thuỷ sinh trên mặt nước. Có nơi mặt nước thoáng rộng, lại lô nhô nhiều đảo nhỏ như một vùng cẩm tú kỳ quan.

Mỏ đá ong cũ

Rõ ràng, đây là một tiểu cảnh sinh động do cả thiên nhiên và con người tạo dựng. Hồ đá cũng ở rất gần đây, nơi thu hút khá đông các bạn trẻ đến vui chơi và chụp ảnh. Ta có thể ví von:- hồ đá như một cô gái hiện đại, kiêu hãnh và lộng lẫy. Thì mỏ đá ong cũ lại như một cô gái quê chân chất, nâu sồng. Chính là cô gái mà thi sĩ Nguyễn Bính từng: “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa/ Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh…”. Tôi tin là, sẽ có lúc bạn trẻ sẽ chán cái hồ đá núi lộng lẫy kia, để tìm đến cái mộc mạc, nâu sồng nhưng chẳng kém phần duyên dáng của khu mỏ đá ong cũ.

Nơi ấy, như vẫn sống thầm lặng và bền bỉ những dáng hình gợi cảm và gợi nhớ. Về những gì thân quen mà bình dị của quê hương từ những ngày xưa.

Theo Báo Tây Ninh

https://baotayninh.vn/hau-ky-da-do-tay-ninh-tiep-theo-va-het--a174648.html

 


Chia sẻ trên

27/06/2024 | Tác giả: Hải Đăng

Ứng dụng công nghệ trong kiểm soát tải trọng xe

Nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, ngành giao thông - vận tải cùng các lực lượng chức năng đã tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát tải trọng xe.

27/06/2024 | Tác giả: Trần Hằng

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ

Trung tâm Thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) (gọi tắt là trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở KH&CN. Trung tâm có chức năng nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN và thông tin, thống kê KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST)... Thời gian qua, trung tâm đã có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh.

27/06/2024 | Tác giả: Minh Dương

6 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định

Theo Sở NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, diện tích cây trồng hằng năm xuống giống tăng 17,5% so với cùng kỳ.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...